Xem bản đồ các tỉnh có thời gian nắng trong năm cao nhất sẽ đưa ra phương hướng lắp đặt điện mặt trời phù hợp. Qua đó xem khu vực này có số giờ nắng đáp ứng nhu cầu sản xuất điện nhờ ánh sáng mặt trời không. Để đưa ra phương án lắp đặt điện năng lượng mặt trời thích hợp bạn đọc cùng Intech Energy tìm hiểu xem ngay bài viết bên dưới.
Cường độ bức xạ mặt trời nghĩa là gì?
Cường độ bức xạ mặt trời có thể hiểu là một dòng vật chất và năng lượng phát ra từ ánh sáng mặt trời. Lượng bức xạ mặt trời này là một phần của nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan trọng diễn ra trên trái đất. Có thể kể đến như: quá trình bào mòn, quá trình vận chuyển, phong hóa, bồi tụ,…
Ngoài ra mặt trời còn là nguồn ánh sáng giúp sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ mặt trời. Cường độ bức xạ mặt trời này có thể được chuyển đổi thành nhiều dạng năng lượng hữu ích như nhiệt năng, điện năng thông qua chuyển đổi công nghệ kỹ thuật. Cường độ bức xạ ánh sáng mặt trời càng lớn sẽ tạo ra nhiệt năng và chuyển đổi thành điện năng với hệ thống điện mặt trời. Từ đó giúp cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng văn minh hơn.
Cường độ bức xạ mặt trời lớn tạo ra nguồn năng lượng điện hữu ích
Lượng bức xạ ánh sáng mặt trời theo từng khu vực
Các tỉnh có thời gian nắng trong năm cao nhất sẽ dựa vào lượng bức xạ mặt trời. Mỗi khu vực sẽ có lượng bức xạ ánh nắng khác nhau, cụ thể:
Khu vực Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ
Tại khu vực Bắc Bộ thời điểm nắng nhiều nhất trong năm là vào tháng 6, tháng 7. Ở khu vực Bắc Trung Bộ thời gian nắng nóng nhiều nhất là vào tháng 5. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ là từ tháng 5 còn ở Bắc Trung Bộ là từ tháng 4.
Số giờ nắng nhiều nhất trong tháng 5 là khoảng 6 – 7 giờ/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7. Trong tháng 2, tháng 3, tháng 11 và tháng 12 tại các khu vực này có số giờ nắng trung bình thấp nhất khoảng 2 giờ/ngày.
Lượng bức xạ mặt trời giữa các khu vực của Việt Nam không chênh lệch nhiều
Khu vực Trung Bộ
Quảng Trị đến Tuy Hòa là các tỉnh có thời gian nắng trong năm cao nhất. Thời gian nắng nhiều nhất trong ngày của các khu vực là từ 8 – 10 giờ/ngày. Từ tháng 4 đến tháng 10 thời gian nắng là khoảng 5 – 6 giờ/ngày. Lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày, có ngày đạt trên 5,815 kWh/m2/ngày.
Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Nam Trung Bộ và Nam Bộ nằm trong số các tỉnh có thời gian năng trong năm cao nhất. Các khu vực này có lượng ánh nắng dồi dào quanh năm. Vào tháng 1, 3, 4 nắng bắt đầu từ 6h sáng đến 17 giờ chiều và cường độ bức xạ mặt trời trung bình rất lớn khoảng 3,489 kWh/m2/ngày Đặc biệt là khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa) cường độ bức xạ lên đến 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/ năm.
Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có số giờ nắng cao nhất tại Việt Nam
Lời kết
Sự chênh lệch về số giờ nắng giữa các tỉnh không có sai số lớn, chênh lệch chỉ từ 15 – 20%. Với các tỉnh có thời gian năng trong năm cao nhất sẽ sẽ cho sản lượng điện năng lượng mặt trời cao nhất, tốt nhất. Nếu có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời, sử dụng nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí bạn hãy đến với Intech Energy.
>>Xem thêm:
- Các tỉnh có thời gian nắng trong năm cao nhất
- Bộ chuyển đổi điện năng lượng mặt trời
- Bộ kích điện năng lượng mặt trời là gì? Nguyên lý hoạt động?
Xem thêm
- Tuấn Kiệt Group - Chuyên cung cấp các thiết bị Phòng xông hơi đá muối cho các khu dịch vụ, spa